Tóm Tắt Nội Dung
Có rất nhiều sự cố trong thai kỳ mẹ bầu có thể đề phòng bằng một sô mẹo đơn giản.
1. Nguy cơ sẩy thai
Thường diễn ra từ tuần thứ 13 sau khi thụ thai. Cho đến nay, không hề có bất kì quy tắc hay “ba-rem” cụ thể nào liên quan đến hiện tượng nói trên, mỗi người một kiểu nhưng lại có chung một nguyên nhân là do tổn thương tinh trùng gây nên bởi nhiễm sắc thể bất thường.
Sút cân, dịch nhầy màu hồng tiết trong âm dạo, đau lưng khủng khiếp và chảy máu đen là dấu hiệu rất phổ biến của sẩy thai.
Giải pháp
– Hãy lưu tâm đến chế độ ăn uống, cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung viên sắt và axit folic để tránh thiếu máu, vì đây là một trong những lý do dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy thai. Hạn chế tối đa chất kích thích như rượu, cà phê, các loại nước có ga, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
– Tránh vận động mạnh.
– Khám thai định kì để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
– Nên giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp, vì tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sẩy thai.
– Không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, cho dù là thuốc kê đơn hay không cần kê đơn.
– Theo Hiệp hội Sản khoa Mỹ, những phụ nữ tuổi từ 35 – 45 có nguy cơ bị sẩy thai cao nhất, vì vậy nên thận trọng trong giai đoạn thai kì.
Ảnh minh họa
2. Khó ngủ
Khó ngủ thường xảy ra vào cuối giai đoạn thai kì. Trong thực tế, ba tháng đầu mang thai phụ nữ ngủ nhiều hơn và đến ba tháng cuối lại giảm mạnh.
Điều này là bình thường, bởi đây là giai đoạn nhau thai hình thành, cơ thể phải sản xuất thêm nhiều máu hơn, tim hoạt động và bơm máu nhanh hơn nên những hoạt động này đã tác động đến giấc ngủ của người mẹ.
3. Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung hay thai ngoài dạ con là “sự cố” thường gặp ở những người phụ nữ mang thai ngoài tuổi 35. Triệu chứng thường gặp như chảy máu âm đạo bất thường, chuột rút và ngất xỉu. Nếu nặng có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi có các triệu chứng trên cần phải đi khám và tư vấn bác sĩ ngay.
Giải pháp
– Kiểm soát việc mang thai, không nên để xảy ra hiện tượng mang thai ngoài ý muốn, tránh nạo hút thai.
– Coi trọng việc giữ vệ sinh cơ quan sinh sản, đặc biệt trong kì kinh nguyệt, sau khi sinh, sau khi quan hệ tình dục. Biện pháp giúp các cặp vợ chồng vừa tránh thai vừa tránh viêm nhiễm là dùng bao cao su.
– Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín như khí hư ra nhiều, ngứa, dịch hôi… thì phải đi khám và điều trị ngay.
– Tránh xa môi trường độc hại, khói thuốc lá, sử dụng thực phẩm an toàn.
4. Hội chứng “ống cổ tay” (CTS)
Đây là căn bệnh thường xảy ra ở nhóm phụ nữ mang thai, dấu hiệu thường thấy là cảm giác tê ngứa râm ran. Tuy nhiên, hội chứng này chỉ xảy ra ở giai đoạn mang thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 và mất hẳn sau khi sinh.
5. Chảy máu nướu răng
Chảy máu nướu răng là hậu quả của căn bệnh cao huyết áp. Giới chuyên môn khuyến cáo phụ nữ khi mang thai nên giữ gìn vệ sinh răng miệng, mỗi ngày đánh răng hai lần vào buổi sáng và tối. Nên ăn uống cân bằng, khoa học, đủ chất, nếu hiện tượng chảy máu răng trầm trọng thì cần đi khám, tư vấn bác sĩ để khắc phục ngay.
6. Nhiễm trùng nước tiểu
Nhiễm trùng nước tiểu hay nhiễm trùng đường tiểu (UTI) là căn bệnh phổ biến ở nhóm phụ nữ mang thai. Triệu chứng dễ thấy như thường xuyên đi tiểu và có cảm giác đau buốt. Nguyên nhân của căn bệnh này là do sự tồn tại của vi khuẩn trong khu vực âm đạo và trực tràng.
Có ba dạng nhiễm trùng, trong đó viêm bàng quang được xem là phổ biến nhất. Nhiễm trùng đường tiểu thai kì nếu không được điều trị có thể gây ra một số hiện tượng biến chứng như sinh con nhẹ cân, tử vong ở trẻ sơ sinh.
7. Táo bón
Táo bón là một trong số những căn bệnh phổ biến trong giai đoạn thai kì, trong đó nguyên nhân chính là do sự thay đổi của hoóc môn. Trong giai đoạn thai kì, cơ thể phụ nữ diễn ra hàng loạt thay đổi.
Sự tăng kích thích tố giai đoạn thai kì sẽ làm mềm các mô cơ bắp của ruột, làm chậm sự chuyển động của thực phẩm ăn vào và cuối cùng gây ra nhiều biến động, trong đó táo bón được xem là căn bệnh dễ nhận biết nhất. Ngoài ra, còn nguyên nhân do ăn uống và do phát triển của thai nhi.
Giải pháp
– Quan tâm tới chế độ ăn uống, tăng cường chất xơ bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm như rau xanh (đặc biệt các loại rau có lá màu xanh sẫm như súp lơ, bắp cải…) ngũ cốc, các chất xơ sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, hạn chế những đồ ăn cay, nóng và nhiều gia vị.
– Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt, giảm thiểu táo bón, trung bình mỗi ngày nên uống 7 – 8 cốc nước.
– Luyện tập đều đặn: Mỗi tuần nên luyện tập tối thiểu 2 – 3 lần, mỗi lần 20 đến 30 phút.
8. Khó tiêu hóa
Cùng với bệnh táo bón, chứng khó tiêu cũng là căn bệnh khá phổ biến ở nhóm phụ nữ mang thai. Nó thường xảy ra trong ba tháng cuối và đi kèm với chứng ợ nóng và buồn nôn. Đây là hiện tượng bình thường do quá trình phát triển và áp lực của bào thai gây ra. Tất cả những vấn đề trên sẽ giảm và mất hẳn sau khi sinh em bé.
9. Suy tĩnh mạch
Suy tĩnh mạch hay giãn tĩnh mạch thai kì thường có tỉ lệ mắc bệnh 40% nhất là ở chân và vùng kín trong 3 tháng mang thai cuối cùng. Triệu chứng dễ nhận biết như phù chân, nặng chân, và đau đớn khó chịu.
Đôi khi xuất hiện cả tình trạng xơ cứng, tấy đỏ, và có thể hình thành một số cục máu đông gọi là huyết khối. Nguyên nhân là do nội tiết tố (hoóc môn) giới tính thay đổi, do di truyền và tác động của bào thai.
Giải pháp
Nên tăng cường luyện tập, duy trì cuộc sống vận động, hạn chế ngồi nhiều, nằm nhiều. Hãy đi bộ, làm việc nhẹ nhàng, mang giày dép đúng cỡ, tránh mang vác, xách đồ nặng, không ngồi bắt chéo chân và áp dụng những tư thế nằm ngủ hợp lý.
10. Nhức đầu và đau lưng
Nhức đầu và đau lưng là căn bệnh thường xảy ra đồng thời trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kì. Có nhiều nguyên nhân như thai nhi phát triển làm mất cân bằng cơ thể, do hoóc môn thay đổi và cả những lí do khoa học chưa khám phá hết.
Riêng đau đầu lại diễn ra thường xuyên vào những tháng đầu của thai kì do mạch máu não “giãn nở, co bóp” gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu.
Giải pháp
– Đối với đau lưng: Nên duy trì dáng đi đứng, làm việc và ngủ nghỉ cho phù hợp, không nên mang giày dép cao gót. Nếu có điều kiện, khi ngủ đặt một chiếc gối nóng hoặc chườm lạnh đằng sau lưng.
– Đối với đau đầu: Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá… Ăn uống cân bằng, khoa học, không nên làm việc quá nhiều, quá căng thẳng, không thức khuya, dậy sớm, giữ ấm mùa đông và mát mùa hè.
Nếu đau đầu và đau lưng cùng lúc thì nên thực hiện đồng thời các khuyến cáo nói trên và cuối cùng nếu không giảm đau nên đi khám.
TH