Có một điều cần hết sức lưu ý là biếng ăn tạm thời có thể chuyển thành biếng ăn kéo dài, nếu cha mẹ không hiểu đúng nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng biếng ăn cho trẻ.
Trẻ biếng ăn – cực hình với cả nhà
Trong 6 năm đầu đời, trẻ thường có những giai đoạn biếng ăn. Giai đoạn này có thể kéo dài trong vòng 1-2 tuần nhưng đôi khi phải tính bằng đơn vị tháng, thậm chí trong cả một năm, trẻ không hề tăng cân.
Khi trẻ biếng ăn, đa số các bố mẹ đều sốt ruột, tìm mọi cách để khắc phục: thay đổi thực đơn, thay đổi sữa, ép ăn… Nhưng nhiều khi do không tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân, chính cha mẹ lại làm cho tình trạng biếng ăn của con trở nên trầm trọng hơn. Bởi tâm lý chung của các bậc làm cha mẹ khi thấy con lười ăn, không tăng cân, không đạt chuẩn chiều cao cân nặng, không bụ bẫm như con nhà khác thì đều rất lo lắng, xót xa. Và ép ăn là giải pháp phổ biến bởi quan niệm có thực mới vực được…cân nặng. Không ăn thì không có sức và “trẻ con mà, đứa nào chẳng phải ép ăn”. Thế là chuyện ăn đã thành cực hình đối với cả người lớn lẫn trẻ con. Người lớn thì phải làm đủ trò, khi là diễn viên múa, khi là diễn viên xiếc….để mua vui cho trẻ. Ăn trong nhà không xong thì ăn rong ngoài đường. Con ăn được bát cơm bát cháo, cha mẹ toát mồ hôi. Còn trẻ con, vì không muốn ăn mà bị ép ăn nên khóc lóc, đòi hỏi. Bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ vì ngậm, vì không chịu há miệng, vì ăn vạ, nôn trớ… Đến bữa ăn thay vì thèm thuồng, vui thích thì trẻ lại sợ hãi, chống đối…..Có trẻ nhờ ép cũng lên được vài lạng nhưng nhiều trẻ vẫn y nguyên cân nặng, thậm chí ngày càng còi. Bởi trẻ ăn trong ức chế, bộ máy tiêu hóa đã yếu, vì thế lại càng hoạt động kém hiệu quả.
Ảnh minh họa
Hãy cho con cảm giác ngon miệng, thèm ăn
Benjamin Spock, bác sĩ người Mỹ, bậc thầy về nhi khoa cho rằng:“Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một cơ chế sinh lý kì diệu tự điều tiết số lượng và chủng loại thực phẩm ăn vào, đáp ứng nhu cầu phát triển bình thường”
Nên khi thấy trẻ lười ăn, cha mẹ nên tìm hiều rõ nguyên nhân. Nếu là những nguyên nhân mang tính “tạm thời” như trẻ bị ốm hay thay đổi môi trường sinh hoạt thì nên bình tĩnh để khắc phục. Trẻ ốm thì chắc chắc sẽ ăn ít đi, bố mẹ nên thay đổi thực đơn và giờ ăn cho phù hợp, có thể chia nhỏ bữa và làm loãng thức ăn để trẻ dễ nuốt. Còn nếu do thay đổi môi trường, chẳng hạn như trẻ đi mẫu giáo, bố mẹ nên có thời gian tập thích nghi cho con về nề nếp sinh hoạt, về ăn uống khoảng 1-2 tuần trước khi chính thức đi học.
Nhưng có một điều cần hết sức lưu ý là biếng ăn tạm thời có thể chuyển thành biếng ăn kéo dài. Bởi khi lượng ăn vào cơ thể không đủ thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất ở trẻ, trong đó có 2 vi chất quan trọng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch là kẽm và selen. Kẽm tham gia cấu tạo khoảng 300 enzym khác nhau. Vì thế kẽm “góp mặt” vào hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể. Kẽm giúp cải thiện chứng mất vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Và ngược lại, nếu thiếu kẽm, trẻ thường mắc tình trạng không hấp thụ thức ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng.
Còn Selen tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ thể nhưng cũng có vai trò không thể thiếu. Selen là nguyên tố vi lượng thiết yếu với chất chống oxy hóa, miễn dịch và chống viêm. Các nghiên cứu cũng cho thấy các đối tượng bổ sung Selen đáp ứng miễn dịch tốt hơn. Selen còn giúp bảo vệ hệ thần kinh và tuyến giáp, kích thích sự hoạt động của hormon tăng trưởng, giúp cơ thể phát triển.
Do vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu biếng ăn kéo dài không do ốm hay các nguyên nhân tạm thời, cần bổ sung các dưỡng chất, để tăng cường sức khỏe, phòng tránh còi xương, suy dinh dưỡng.
Kẽm và selen có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như cá hồi, hàu, tôm, thịt bò, trứng, cá, các loại đậu…..Nhưng một khi trẻ đã biếng ăn thì cung cấp qua thực phẩm là không đủ, chưa kể trong quá trình chế biến còn bị hao hụt.
Nguyên