Tìm hiểu về hiếm muộn, vô sinh.

0
48
Hiếm muộn – vô sinh là căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên lại không có nhiều cặp vợ chồng có đầy đủ kiến thức về vấn đề này.

 

Hiếm muộn có thể do cả vợ và chồng

 

Thế nào gọi là hiếm muộn – vô sinh?

 

Một cặp vợ chồng được coi là hiếm muộn, vô sinh khi cả hai đã cùng chung sống và cố gắng mang thai (không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào) trong vòng 1 năm liền nhưng vẫn không có bất cứ kết quả gì.

 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các cặp vợ chồng trẻ (trên 35 tuổi) có sức khỏe sinh sản khỏe mạnh bình thường, mỗi tháng sẽ có khoảng 20% cơ hội thụ thai. Chính vì vậy, nếu họ không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào thì có khoảng 90% sẽ có con sau 1 năm chúng sống.

 

Tuy nhiên, khả năng sinh sản của cả vợ và chồng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên phải kể đến là tuổi tác. Cơ hội thụ thai của mỗi người tỷ lệ nghịch với số tuổi của họ. Điều này có nghĩa là tuổi càng cao thì khả năng thụ thai càng giảm. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, phụ nữ dưới 25 tuổi có khả năng thụ thai cao nhất (họ chỉ cần sinh hoạt vợ chồng đều đặn sau 2-3 tháng là có thể mang bầu), trong khi thời gian này đối với phụ nữ trên 35 tuổi là 6 tháng hoặc nhiều hơn thế.

 

Tương tự như phụ nữ, ở nam giới cũng có sự liên quan đến tuổi tác và chất lượng tinh trùng. Khả năng sinh sản ở nam giới bắt đầu suy yếu từ tuổi 40 và thường giảm rõ rệt sau tuổi 60.

 

Hiếm muộn do chồng hay vợ?

 

vô sinh, hiếm muộn, tránh thai, thụ tinh ống nghiệm, khả năng sinh sản, tỷ lệ thụ tha

 

Trước hết phải khẳng định một điều chắc chắn rằng, hiếm muộn có thể do nguyên nhân từ bất cứ người chồng hoặc vợ (chứ không chỉ do người vợ – như quan niệm nhiều người vẫn nghĩ). Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, khoảng 30% trường hợp nguyên nhân hiếm muộn là hoàn toàn do chồng, 30% nguyên nhân do vợ và phần còn lại là do nguyên nhân từ cả hai vợ chồng. Do đó, việc đi khám và tìm kiếm nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn cần phải có mặt cả hai vợ chồng.

 

Nguyên nhân gây hiếm muộn

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn – vô sinh ở cả nam và nữ giới. Dưới đây chúng tôi chỉ liệt kê những nguyên nhân phổ biến nhất:

 

Ở nam giới:

 

– Không có tinh trùng

– Tinh trùng yếu

– Tinh trùng quá ít

– Chứng xuất tinh sớm

– Xuất tinh ngược dòng (tinh dịch không được phóng ra ngoài, mà chảy ngược vào bàng quang, sau đó được đi tiểu ra ngoài).

 

Ở phụ nữ:

 

– Tắc vòi trứng

– Không rụng trứng hoặc trứng rụng không đều

– Bệnh lạc nội mạc tử cung

– Bệnh u xơ tử cung

– Các bệnh khác ở vùng kín.

 

Bên cạnh đó, có những trường hợp cả hai vợ chồng đều có sức khỏe sinh sản bình thường nhưng tinh trùng người chồng không thích hợp với chất nhầy ở cổ tử cung người vợ, làm cho tinh trùng bị chết và không đi vào đường sinh dục nữ được. Trường hợp này thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm sau giao hợp.

 

Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của cả hai vợ chồng như môi trường ô nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tỷ lệ nạo phá thai nhiều lần hoặc phụ nữ lập gia đình quá muộn…

 

Khi nào cần khám hiếm muộn – vô sinh?

 

Hiếm muộn vô sinh là một vấn đề mà các cặp vợ chồng cần quan tâm khi bạn quyết định lập gia đình và có con. Bạn nên đi khám sức khỏe tổng thể của cả hai vợ chồng khi lập kế hoạch thụ thai để xác định khả năng sinh sản cần thiết của mình.

 

Trong trường hợp, hai bạn đã cố gắng trong vòng 1 năm mà vẫn không có dấu hiệu bầu bí, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bạn nên đi khám sớm hơn (khoảng 6 tháng) nếu bạn nghi ngờ về khả năng sinh sản của vợ, chồng hoặc bạn đã quá 35 tuổi.

 

 

CửaSổTìnhYêu

Tìm hiểu về hiếm muộn, vô sinh.

 

Theo NTD