Tổng quan về bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B là một căn bệnh do virus viêm gan B (HBV – Hepatitis B virus) gây ra. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Nó cũng là một căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới.
Virut viêm gan B là một loại virut hướng gan, gây ra bệnh viêm gan. Sau khi nhiễm virus viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh, mà họ chỉ tình cờ phát hiện trong một lần đi kiểm tra sức khỏe nào đó mà thôi. Chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virut viêm gan B cấp tính như: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, nước tiểu sẫm màu…
Nếu không được theo dõi và điều trị đúng những người bị nhiễm virus viêm gan B sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan… từ đó có thể dẫn tới tử vong cho người bệnh.
Các đường lây truyền của viêm gan B
Lây truyền qua đường tình dục
– Virus viêm gan B có thê lây từ người này sang người khác qua sinh hoạt tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su) qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với bạn tình bị nhiễm bệnh
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
– Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi dùng chung dụng cụ tình dục với người bị nhiễm virus viêm gan B nếu không rửa hoặc không dùng bao cao su.
– Virus có trong dịch tiết của người nhiễm và xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước nhỏ và phát triển trong trực tràng và âm đạo của khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ (bao cao su)
Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus:
Người bị lây nhiễm viêm gan virus B qua đường máu có thể xảy ra trong những trường hợp như:
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
+ Lây qua việc truyền máu và các chế phẩm qua máu,
+ Phẫu thuật mà dụng cụ không được đảm bảo vô trùng
+ Lây qua dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma tuý…
Ngoài ra trong một số trường hợp mà đôi khi ta không để ý cũng dễ dàng lây truyền viêm gan virus B như:
+ Dùng chung đồ với người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng,
+ Lây qua vết trầy sướt; xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai với các vật dụng không được khử trùng đảm bảo,…
Lây truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ có thai nhiễm viêm gan B có thể truyền virus sang con.
– Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%,.
– Nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10%
– Ở 3 tháng cuối của thai kỳ nguy cơ lây nhiễm sang con sẽ tăng cao tới 60-70%
– Sau khi sinh: thì nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
Lây qua sinh hoạt hàng ngày
Viêm gan B chủ yếu lây qua 3 con đường chính trên và trong sinh hoạt hàng ngày thì phần lớn là không lây.
Virut có thể qua các tổn thương vi thể ở da, niêm mạc để xâm nhập vào hệ tuần hoàn của người lành. Người mang virut đào thải ra môi trường rất lâu dài, vì thế được coi là nguồn bệnh nguy hiểm trong cộng đồng.
Như vậy trong sinh hoạt hàng ngày thì tỷ lệ lây nhiễm của viêm gan B là rất thấp chỉ khoảng 3 %. Vì ngoài máu, mủ, dịch tiết của cơ thể thì có khoảng 3% virus viên gan B có trong nước mắt, nước bọt, mồ hôi và nước tiểu của người bị nhiễm bệnh. Nên có thể lây qua tiếp xúc niêm mạc với những dịch tiết này từ người bị nhiễm bệnh.
Không lây qua đường tiếp xúc thông thường như :
– Hôn trên má
– Ho hoặc hắt hơi
– Ôm nựng hoặc nắm tay nhau
– Ăn thực phẩm từ một người bị nhiễm bệnh nấu
– Chia sẻ đồ dùng ăn uống như đũa hoặc muỗng
Phòng bệnh
Để phòng bệnh viêm gan B cần chú ý:
– Tiêm phòng viêm gan B đối người chưa có miễn dịch với virut viêm gan B.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
– Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay sau khi sinh 36 – 48 tiếng (càng sớm càng tốt).
– Đối với những người viêm gan B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên, cứ 3-6 tháng một lần đến cơ sở y tế xét nghiệm và siêu âm gan. Không dùng chung các vật dụng như: dao cạo râu và bàn chải đánh răng,… với người có nhiễm virut viêm gan B.
– Không thực hiện xăm mắt, môi,… tại những cơ sở không đảm bảo an toàn.
– Trước khi kết hôn cần đi xét nghiệm nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.
Qua những đường lây của virus viêm gan B thì mỗi người sẽ có những ý thức để phòng bệnh cho chính bản thân mình bằng việc tiêm vắc – xin phòng bệnh. Với những người đã bị nhiễm mà ở thể người lành mang bệnh thì cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Còn với những người mà virus đang hoạt động thì phải điều trị để đưa virus về trạng thái ngủ tránh biến chứng.
Viêm gan B lây nhiễm như thế nào?
Theo NTD