Các phác đồ điều trị HIV

0
269
Việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh. Điều trị HIV bằng thuốc kháng virus ARV ở Việt Nam hiện có 2 phác đồ (bậc 1, bậc 2). Phác đồ bậc 3 chưa thật sự phổ biến và chi phí khá đắt đỏ, người bệnh muốn tiếp cận điều trị cần đến bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để được tư vấn

Việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh. Điều trị HIV bằng thuốc kháng virus ARV ở Việt Nam hiện có 2 phác đồ (bậc 1, bậc 2). Phác đồ bậc 3 chưa thật sự phổ biến và chi phí khá đắt đỏ, người bệnh muốn tiếp cận điều trị cần đến bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để được tư vấn

 

 

Tác dụng của các thuốc điều trị HIV

 

– Ức chế sự nhân lên của virus: Các thuốc chống virus ức chế sự phát triển và nhân lên của HIV ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của virus. 

 

– Điều hoà miễn dịch:  Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,…

 

– Phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Các phác đồ điều trị ARV bậc 1

Phác đồ chính AZT + 3TC + NVP hoặc d4T + 3TC + NVP được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ với tùy từng đối tượng khác nhau

Chỉ định: Sử dụng một trong hai phác đồ này cho tất cả các người bệnh bắt đầu điều trị ARV

 

Một số lưu ý khi điều trị theo phác đồ bậc 1

 

– Xét nghiệm Hgb, ALT, AST  trước điều trị, sau 1 tháng và sau đó 6 tháng/lần hoặc khi nghi ngờ có thiếu máu hoặc ngộ độc gan.

 

– Không bắt đầu điều trị phác đồ này cho người bệnh khi Hgb < 80 g/l; thận trọng khi sử dụng NVP trên người bệnh có ATL > 2,5 lần trị số bình thường, người bệnh điều trị lao phác đồ có rifampicin, phụ nữ có CD4 >250/mm3.

 

– Thận trọng khi sử dụng NVP trên người bệnh có ATL > 2,5 lần trị số bình thường, người bệnh điều trị lao phác đồ có rifampicin, phụ nữ có CD4 >250 /mm3.

 

Phác đồ thay thế

 

Sử dụng các loại thuốc AZT + 3TC + EFV hoặc d4T + 3TC + EFV theo chỉ định của bác sĩ

Chỉ định: Sử dụng một trong hai phác đồ này khi người bệnh không sử dụng được NVP

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Lưu ý khi sử dụng:

 

– Xét nghiệm Hgb trước điều trị, sau 1 tháng và sau đó 6 tháng/lần hoặc khi nghi ngờ có thiếu máu.

 

– Không bắt đầu điều trị phác đồ này cho người bệnh khi Hgb < 80 g/l và hoặc phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. Không dùng EFV cho người bệnh tâm thần (hiện tại hoặc tiền sử).

 

– Không dùng EFV cùng thức ăn có nhiều chất béo

– Không điều trị phác đồ có EFV cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. Không dùng EFV cho người bệnh tâm thần (hiện tại hoặc tiền sử).

 

– Trường hợp bệnh nhân không sử dụng được một trong số các loại thuốc trên trong mỗi phác đồ, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại hoặc thay thế bằng các thuốc khác

 

Phác đồ điều trị HIV bậc 2

 

Việc lựa chọn phác đồ bạc 2 tùy thuộc vào phác đồ 1 một mà bệnh nhân đang dùng. Nói đến phác đồ bậc 2 không có nghĩa là tốt hơn phác đồ bậc 1. Người bệnh chỉ được chuyển sang phác đồ bậc 2 khi được đánh giá thất bại điều trị. Khi chuyển sang phác đồ bậc 2, người bệnh phải tuân thủ như phác đồ bậc 1

 

Việc lựa chọn phác đồ ở mỗi cá thể là khác nhau và cần lưu ý một số vấn đề như sau:

 

– Chỉ dùng ATV cho trẻ trên 6 tuổi.

 

– Xem liều lượng của các thuốc trong phác đồ bậc 2 tại bảng Liều ARV Nhi khoa – Chuẩn hóa theo Chỉ số phát triển trẻ em Việt Nam

 

– Không dùng EFV cho trẻ dưới 3 tuổi và dưới 10kg.

 

Nguồn ảnh: Internet.

Phác đồ điều trị HIV bậc 3

 

Phác đồ điều trị HIV bậc 3 đã cóở trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn còn chưa phổ biến vì mức điều trị tương đối cao, khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Người bệnh muốn tiếp cận điều trị cần đến khám tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)

 

 

Để đạt hiệu quả cao trong điều trị ARV, giảm nguy cơ kháng thuốc, người bệnh cần tuân thủ điều trị tốt. Đồng thời người bệnh cần thực hiện các hành vi an toàn phòng lây nhiễm thêm các dòng HIV mới, đặc biệt là HIV kháng thuốc. Phác đồ bậc 2 là một giải pháp tốt nhất khi người bệnh kháng thuốc (kháng phác đồ bậc 1) và nếu như kháng phác đồ bậc 2 thì thật nguy hiểm trong khi phác đồ bậc 3 chưa thật sự phổ biến và chi phí điều trị khá cao.

Theo NTD

Các phác đồ điều trị HIV

 

Theo NTD